Màng co POF có phải chịu thuế bảo vệ môi trường?
Chắc hẳn sẽ có không ít người đang thắc mắc liệu rằng “Màng co POF có phải chịu thuế môi trường không?”. Để giải đáp vấn đề trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé!
“Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu với hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế có trách nhiệm nộp thuế bảo vệ môi trường.”
Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
Theo “Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010”, đối tượng chịu thuế môi trường gồm 8 nhóm hàng hóa. Trong đó, túi ni lông thuộc diện chịu thuế, bao bì làm từ màng nhựa đơn Polyetylen (túi nhựa xốp).
Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 quy định: Túi ni lông phải chịu thuế bảo vệ môi trường là loại túi nhựa, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE, LLDPE, hoặc LDPE. Trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định của bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 quy định: Túi ni lông thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi được làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE (loại túi có miệng túi, đáy túi và có thành túi, có thể dựng được hàng hóa trong đó).
Ngoại trừ, bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối tượng phải nộp thuế là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng phải nộp thuế theo quy định trên.
Theo đó, các cơ sở kinh doanh sản xuất và nhập khẩu các loại màng PE dạng cuộn, tấm kể cả được làm từ các loại nhựa HDPE, LDPE hoặc LLDPE miễn là không đóng thành túi sẽ không phải chịu thuế bảo vệ môi trường.
Công thức tính thuế bảo vệ môi trường
Theo “Điều 4 Thông tu 152/2011/TT-BTC”, thuế bảo vệ môi trường được tính theo công thức:
Để tính được số tiền thuế phải nộp cần tính được số lương đơn vị hàng hóa chịu thuế và mức thuế tuyệt đối mà Nhà nước quy định. Cụ thể:
• Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế được xác định như sau:
+ Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp.
• Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa: Theo “Khoản 1, Điều 1 Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14” mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị hàng hóa được Nhà nước ấn định với từng loại hàng hóa, cụ thể đối với mặt hàng túi ni lông như sau:
Màng co POF có phải chịu thuế bảo vệ môi trường không?
Về mặt lý thuyết, màng co POF được sản xuất từ nhựa Polyolefin, an toàn với thực phẩm và thân thiện với môi trường; không tạo ra chất độc hại trong quá trình sử dụng và tái chế, nên không phải chịu thuế bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên trong thực tế, khi sản xuất màng co POF 3 lớp, màng co POF 5 lớp, … có chứa 1 lớp nhựa LLDPE thuộc diện phải chịu thuế. Do đó, màng co POF cũng phải chịu thuế bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, Luật Thuế bảo vệ môi trường của nước ta vẫn còn nhiều bất cập tuy đã tiền hành sửa đổi bổ sung và ban hành các văn bản hướng dẫn nhiều lần.
- Thuế suất (40.000đ) quá cao so với giá trị sản phẩm (50.000đ).
- Việc đánh đồng thuế suất của các loại nhựa là không hợp lý vì giá thành sau khi tái chế hạt nhựa là hoàn toàn khác nhau (hạt nhựa LLDPE sau tái chế có giá thành là 12.000đ ~ 16.000đ, còn hạt LDPE là 23.000đ ~ 26.000đ). Hơn nữa, các loại màng đơn dễ dàng phân hủy hơn màng ghép rất nhiều, nên không thể đánh thuế bảo vệ môi trường 2 loại màng như nhau được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét